Ngành Logistics có mặt tại Việt Nam trong khoảng 30 năm trở lại đây với tốc độ phát triển vô cùng ấn tượng, lên đến 35 – 40%. Hiện tại, có gần 2000 doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực này và con số này dự đoán sẽ tăng nhanh trong thời gian sắp tới.
Theo thống kê của Sở Kế hoạch đầu tư Hà Nội, hàng tuần đều có công ty giao nhận Logistics được cấp phép hoạt động hoặc bổ sung chức năng logistics dó đó nhân lực cho ngành này trở nên thiếu hụt trầm trọng. Với cơ hội việc làm rộng mở với mức lương hấp dẫn, cao đẳng Logistics thu hút nhiều bạn trẻ đăng ký xét tuyển.
Ngành Logistics được hiểu như thế nào?
Ngành Logistics là vòng tròn bao gồm các hoạt động như: lưu trữ hàng hóa, bao bì, đóng gói, kho bãi, luân chuyển hàng hóa, làm thủ tục hải quan… nhằm đạt được mục đích sau cùng là chuyển sản phẩm, hàng hóa từ nhà cung cấp đến tay người tiêu dùng một cách tối ưu nhất.
Ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng cung cấp bức tranh toàn cảnh về hệ thống kinh doanh để giúp người quản trị đưa ra chiến lược phát triển sản xuất sao cho hiệu quả nhất và phân bổ hàng hóa đến tay người tiêu dùng một cách nhanh nhất.
Cao đẳng Logistics học những gì?
Sinh viên ngành logistics được đào tạo các kiến thức từ cơ bản như kinh tế vi mô, kinh tế vĩ mô, quản trị học, marketing cơ bản tới nâng cao liên quan tới chuổi cung ứng và thanh toán quốc tế, cụ thể:
- Giao dịch thương mại Quốc tế:
- Vận tải Quốc tế:
- Bảo hiểm trong hoạt động kinh tế đối ngoại:
- Thanh toán Quốc tế:
- Luật trong hoạt động kinh tế đối ngoại:
Các môn chuyên ngành Logistics:
- Quản lý kho bãi
- Vận tải và giao nhận
- Nghiệp vụ xuất nhập khẩu
- Quản lý và bổ sung hàng hóa
- Quản trị logistics
- Quản lý bao bì và rác thải
- Kinh doanh quốc tế
- Tiếng Anh chuyên ngành logistics
Cơ hội rộng mở đối với sinh viên ngành Logistics:
Thống kê của Viện nghiên cứu và phát triển Logistics Việt Nam thì trong 5 năm tới, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Logistics cần thêm khoảng 30.000 lao động, chưa tính các doanh nghiệp hoạt động khác ngành. Điều này cho thấy, tiềm năng phát triển và cơ hội việc làm dành cho những người theo hoc ngành Logistics là rất lớn, bạn hoàn toàn có thể kiếm được việc làm với mức thu nhập hấp dẫn, ổn định tại các doanh nghiệp Logistics trong và ngoài nước ngay sau khi vừa ra trường.
Đối với cử nhân ngành logistics học tốt Ngoại ngữ sẽ là lợi thế lớn giúp bạn có cơ hội ứng tuyển vào bất cứ công ty nào. Bên cạnh đó tính chất công việc của ngành này bạn sẽ phải di chuyển nhiều, đặc biệt khi bạn chọn công việc liên quan đến xuất nhập khẩu. Ngoài ra, sự năng động, nhanh nhẹn và tỉ mỉ cũng giúp bạn ghi điểm khi tham gia ứng tuyển vào vị trí Logistics.
Tốt nghiệp cao đẳng Logistics làm những công việc gì?
Sinh viên ngành logistics sau khi ra trường có thể ứng tuyển vào các công ty hay doanh nghiệp chuyên môn về Logistics, công ty giao nhận hàng hóa, công ty vận tải hay hàng trăm doanh nghiệp có nghiệp vụ Xuất nhập khẩu hàng hóa lớn và nhỏ, cụ thể các vị trí:
- Nhân viên xuất nhập khẩu
- Nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu
- Nhân viên thu mua
- Nhân viên chứng từ
- Nhân viên quản lý hàng hóa
- Nhân viên quản lý điều hành hoạt động vận tải
- Nhân viên thanh toán quốc tế
- Nhân viên kinh doanh Logistics,…
Vì sao nên học Logistics tại HTT
HTT ký kết với nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước về đào tạo và tuyển dụng, bên cạnh đó là các chương trình trao đổi sinh viên với Đại học Hàn Quốc, Úc, chương trình thực tập và làm việc tại Nhật Bản, Đài Loan. HTT cam kết 100% sinh viên được hỗ trợ giới thiệu việc làm trong quá trình học và sau khi ra trường. HTT có đội ngũ giảng viên trình độ cao, giàu kinh nghiệm, nhiệt tình và năng động. Sinh viên có việc làm đúng ngành nghề được đào tạo ngay trong quá trình tham gia thực tập. HTT hỗ trợ sinh viên việc làm bán thời gian đúng chuyên ngành học ngay từ khi mới vào trường.