Sau khi ra trường, thường chỉ còn ít những người của “Nghiệp dầu nhớt-Ngành công nghệ ô tô” và bản thân hiện đã là những người điều hành doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực ô tô, hàng năm vẫn phỏng vấn tuyển dụng các bạn sinh viên mới ra trường, nhìn vào thực tại mà lòng không khỏi cảm thấy sót xa.
Giải pháp nào để giúp các bạn sinh viên ngành công nghệ ô tô thay đổi nhận thức về việc học tập khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
Một thực trạng thực tế hiện nay Doanh nghiệp đổ lỗi cho nhà trường đào tạo sinh viên ra trường thiếu thực tế, khả năng để thực hiện các công việc thực tế ngoài doanh nghiệp rất thấp, Nhà trường đổ lỗi cho việc Doanh nghiệp đòi hỏi quá cao trong khi sự hỗ trợ của các doanh nghiệp cho sinh viên ngành công nghệ ô tô chưa hiệu quả, tiếp nhận các bạn sinh viên vào thực tập chỉ mang tính chất hình thức chứ chưa thực sự cho các bạn làm giống như một nhân viên sửa chữa ô tô thực thụ thì làm sao mà các bạn có được những kiến thức cũng như những kỹ năng thực tế. Và câu chuyện “Đổ lỗi” cứ quanh quẩn để rồi người chịu thiệt thòi nhất là các bạn sinh viên sau khi ra trường.
Tỉ lệ sinh viên sau khi ra trường không kiếm được việc làm hoặc làm trái ngành rất cao. Phần lớn Sinh viên ra trường khả năng đáp ứng thấp công việc thực tế ngoài doanh nghiệp chỉ là kết quả của rất nhiều nguyên nhân mà chung quy lại là từ 3 phía Nhà Trường – Doanh Nghiệp – Sinh Viên.
Nhưng nguyên nhân lớn nhất là từ sinh viên. Nhìn cái cách mà các bạn học tập, thái độ các bạn học tập mà bản thân cảm thấy sót xa cho tâm huyết của các thầy cô, Không thể chỉ đổ lỗi cho các bạn sinh viên. Cả Nhà trường, Doanh nghiệp đều có những điểm hạn chế khiến việc kết quả đầu ra của các bạn sinh viên khi ra trường chưa được như mong muốn. Nhưng trước khi chờ những thay đổi từ những yếu tố bên ngoài, bản thân các bạn sinh viên phải tự thay đổi bản thân mình trước, cũng như trước khi chờ gió đổi chiều thì mình hãy chủ động điều chỉnh cánh buồm như có người đã từng nói.
Tỉ lệ rất cao các bạn sinh viên trước khi chọn ngành là không hiểu nhiều về ngành mình học, chỉ chọn học ngành đó vì lí do cha mẹ mình chọn, người thân chọn thay, chọn học ngành đó vì sự an toàn, ra trường dễ có việc làm không sợ thất nghiệp, chọn học ngành đó vì ngành mình thích nhưng thi rớt nên phải học ngành này, hay là chẳng biết chọn ngành nào nên cứ chọn đại….
Có nhiều bạn còn thực sự không biết mình thích điều gì? Mình muốn làm cái gì? Và tệ hơn là đang học 1 bộ môn đó đến nửa phần mà chẳng biết là mình học môn này ra sẽ ứng dụng vào công việc gì ngoài thực tế, trong đầu vẫn là học để thi qua môn hay học để đạt điểm cao cho cái bằng nó sáng sáng một chút sau này ra trường dễ xin việc.
Chính từ nguyên nhân các bạn không xác định được rõ mục tiêu của mình hay vì xác định mục tiêu chưa đúng “Học để làm cái gì?” nên việc học mang nhiều tính đối phó, chưa chủ động học tập, chỉ học những cái gì các thầy dạy chứ chưa tự tìm hiểu thêm các kiến thức mở rộng, thậm chí còn không nắm bắt được những kiến thức cơ bản các thầy truyền tải, vẫn còn nhiều những tình trạng ngủ trong giờ học, cúp học đi chơi hay ngồi trong lớp mà “tâm hồn đang vắt ngược cành cây”…
Rồi cũng có những bạn chú tâm hơn trong việc học tập, việc nắm bắt kiến thức của các thầy truyền tải tốt hơn, học đến đâu khá là hiểu đến đó nhưng khi ra trường chỉ được một thời gian ngắn là lại bỏ nghề hoặc chuyển nghề, lí do vì sao?.
Vì các bạn chưa thực sự hiểu doanh nghiệp họ cần gì ở mình, cứ tưởng mình học tập tốt, kiến thức mình tốt, cầm cái bằng khá-giỏi ra trường là Ok, các bạn đang tưởng tượng một cuộc sống màu “Hồng Lét” đang chờ đón mình ở sau tấm bằng và cánh cổng trường đại học, nhưng than ôi! Một viễn cảnh hoàn toàn khác “Không thể tin nổi” nó lại sảy đến với mình, tại sao họ vẫn không sử dụng mình sau một thời gian ngắn, tại sao họ lại trả lương mình quá thấp không bằng đứa bạn chẳng học hành bán cafe ven đường. Và việc gì xảy đến cũng đã đến, lại một lần nữa mình đổi chỗ làm, rồi một vài lần nữa, hay lần này mình chuyển hẳn nghề khác.
Vậy 1 doanh nghiệp họ cần gì ở 1 người nhân viên hay nói cách khác họ đánh giá 1 người nhân viên qua những yếu tố nào?
Doanh nghiệp họ đánh giá nhân viên chỉ bằng 1 từ “Năng lực” vậy bạn hiểu thế nào về năng lực?
Chúng ta chẳng lạ lẫm gì về danh từ này nhưng thực sự hiểu về nó thì chắc hẳn chưa nhiều,
Năng lực được đánh giá qua 3 yếu tố: Kiến thức – Kỹ Năng – Thái độ
Thực tế hiện nay, chúng ta thấy rằng hầu hết các trường đào tạo hiện nay chỉ chú trọng nhiều vào đào tạo về KIẾN THỨC cho các bạn sinh viên và đó là lí do lý giải cho việc tại sao các bạn sinh viên ngành ô tô chúng ta ra ngoài tỉ lệ theo được nghề sau vài năm lại thấp như thế.
Thế nhưng khi bạn là người có năng lực rồi thì điều gì để đánh giá bạn và đồng nghiệp của mình ai hơn ai khi mà cả 2 người đều là người có năng lực?
Người ta sử dụng thang đo mức độ của năng lực, gọi là “Đẳng cấp”:
Xét riêng về khía cạnh KIẾN THỨC: Bạn là Kỹ sư ngành ô tô, bạn đã được dạy và bạn có kiến thức về các hệ thống trên ô tô, nhưng kiến thức của bạn ở mức độ nào
– Level 1: Bạn BIẾT về các hệ thống đó, bạn đã nge ai nói về nó, bạn đã đọc tài liệu về nó nhưng chưa thực sự HIỂU về nó lắm.
– Level 2: Bạn đã HIỂU về nó, bạn có thể giải thích được nguyên lý hoạt động của hệ thống đó, hiểu được cấu tạo, thông số kỹ thuật, sơ đồ mạch điện, vị trí… nhưng khi cho bạn ra tháo lắp, sửa chữa nó thì bạn lại không LÀM được. (Sinh viên ngành ô tô mình khi mới ra trường thường dừng lại ở Lever này)
– Level 3: Bạn đã biết về nó, HIỂU về nó và bạn đã có thể ứng dụng những kiến thức đó vào công việc thực tế, hay nói một cách khác là bạn đã LÀM được nó, (Yếu tố Kinh nghiệm được đánh giá ở Level này – đó là khoảng thời gian bạn làm hết bao lâu). Tuy nhiên, bạn đã hiểu hệ thống động cơ hay ABS… nó hoạt động như thế nào và bạn có thể tháo lắp, kiểm tra sửa chữa các pan bệnh của nó trên xe thực tế nhưng bạn lại chẳng thể phân tích được, giải thích được tại sao nó lại hỏng như thế hay gọi là năng lực “Phân tích vấn đề”, bạn chỉ làm theo thói quen, kinh nghiệm hay đôi khi là gặp may.
– Level 4: Bạn đã Làm được nó, bạn đã sửa chữa được các pan bệnh của hệ thống đó và bạn có khả năng PHÂN TÍCH nó, có thể giải thích được tại sao nó lại hư hỏng như vậy hay có thể đưa ra được nhiều khả năng của vấn đề (Nếu hiện tượng như thế này thì có thể do A, nếu hiện tượng như kia thì có thể do B…)
– Level 5: Bạn có khả năng TỔNG HỢP, có nghĩa ngoài hệ thống này trên xe Toyota bạn còn BIẾT-HIỂU-LÀM ĐƯỢC và PHÂN TÍCH được hệ thống tương tự trên các dòng xe khác nữa như Hyundai, Honda, Kia, Ford, BMW, Mer, Audi……
– Level 6: Bạn có khả năng SÁNG TẠO được, có nghĩa là bạn đã rất am hiểu về hệ thống đó trên xe và bạn có khả năng Phân tích các ưu nhược điểm của hệ thống đó sau đó bạn có khả năng thiết kế, chế tạo ra các sản phẩm, hệ thống tối ưu hơn, hoạt động đạt hiệu quả cao hơn các bộ phận, hệ thống cũ, (Lưu ý :phải là cải tiến chứ không cải lùi).
Tới đây các bạn đã định vị được “Năng lực” của mình đang ở mức nào rồi chứ, nhìn thấy mình còn phải tự rèn luyện bản thân thêm những gì để trở thành 1 người có năng lực để đáp ứng các yêu cầu của doanh nghiệp rồi chứ?
Chúc các bạn sớm có được kế hoạch để rèn giũa phát triển bản thân trở thành một người có năng lực đóng góp trí tuệ của mình vào xây dựng phát triển kinh tế, xã hội, mang lại giá trị cho bản thân, giúp đỡ được nhiều người hơn và thành đạt hơn.
Nguồn otohui
ĐĂNG KÝ THÔNG TIN TƯ VẤN TẠI ĐÂY
[ninja_form id=5]☞ Mọi thông tin vui lòng liên hệ :
chơi bài tiến lên miền nam
* Địa chỉ: Số 252 Đường Hạ Hội, Tân Lập, Đan Phượng, Hà Nội. ĐT: 024.33.62.8666 – Hotline: 0928.88.99.00
VP Tuyển sinh Hồ Tùng Mậu.
* Địa chỉ: P.102, Nhà B, Số 128A, Hồ Tùng Mậu, Mai dịch, Cầu giấy, Hà Nộị. ĐT 024.3767.9555 – Hotline: 0964.505.509
✎ Email: [email protected]
✎ Website chính thức| //qentinc.com/
✎ Fanpage chính thức|