Bên cạnh kế toán thuế, kế toán nội bộ thì kế toán kho cũng là một công việc mà người kế toán có thể phải đảm nhận. Vậy công việc của một kế toán kho thực chất là gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
1. Công việc chính của kế toán kho
Một kế toán kho, ngoài các công việc như: Kiểm tra tính hợp lệ của các hoa đơn cũng như chứng từ liên quan tới việc xuất, nhập kho thì còn hàng tá những công việc khác cần phải giải quyết như:
– Tiến hành hạch toán mọi vấn đề liên quan đến xuất, nhập kho để đảm bảo độ chuẩn xác cũng như khớp sổ sách với những phòng ban khác.
– Kiểm tra, đếm, giao nhận hóa đơn và chứng từ sổ sách
– Lập báo cáo, chứng từ liên quan tới việc xuất hoặc nhập kho hàng
– Kiểm soát số hàng còn tồn kho
– Check soát ghi chép thẻ vào kho cũng như những vấn đề liên quan xem mọi thứ đã được sắp xếp hợp lý hay chưa.
– Tham gia vào công tác kiểm tra định kỳ và chịu trách nhiệm về mọi vấn đề liên quan đến nhà kho…
2. Một số sai lầm của kế toán kho gặp phải trong quá trình quản lí hàng tồn kho
Thực tế cho thấy, các kế toán kho rất dễ mắc phải những sai lầm liên quan đến việc quản lý hàng còn tồn trong nhà kho. Chính sự sai sót từ ngay khâu đầu tiên đã khiến cho họ phả đối mặt với nhiều nguy cơ.
Dưới đây là tổn hợp nhũng sai lầm dễ mắc phải các kế toán kho nên nắm chắc.
– Không nắm chắc được mức tồn kho định kỳ
Trong quá trình quản lý các hoạt động liên quan đến kho hàng nếu bạn khống sát xao và có kế hoạch cho từng mặt hàng, ngành hàng để tránh gây ra tình trạng gián đoạn của các ngành hàng kinh doanh.
Tránh để số lượng hàng tồn trong kho các bạn quá nhiều sẽ gây ra rủi ro cao, mất nhiều chi phí chung…
– Không sắp xếp hàng hóa vật tư khoa học
Kế toán biết cách sắp xếp mọi thứ khoa học sẽ góp phần giúp cho việc tìm kiếm, vận chuyển, nhập xuất kho được tiến hành nhanh hơn, tiết kiệm thời gian và sức lực.
Những hàng hóa được sử dụng thường xuyên, số lượng lớn nên để ở vị trí gần với cửa ra vào và ngược lại.
– Không kiểm tra hàng hóa vật tư định kì thường xuyên
Việc kiểm tra hàng hóa và vât tư trong kho thường xuyên sẽ giúp bạn biết đươc lượng hàng hóa thực tế trong kho với trên giấy tờ, sổ sách quản lý thế nào có chính xác hay không?
Và cũng là một hoạt động giúp hàng hóa được luân chuyển liên tục, tránh tình trạng hàng hóa/vật tư bị hỏng hóc, hao mòn, giảm giá trị sử dụng trong kho mới được thanh lý.