Dịch vụ pháp lý-Nghề “HOT” của xã hội hiện đại

1- Vị trí của nghề Dịch vụ pháp lý trong nền kinh tế thị trường

 

Tuyển sinh dịch vụ pháp lý
Luật sư được xếp vào đầu danh mục những nghề kiếm được nhiều tiền nhất ở các nước phát triển. Với các nước đang tiệm cận tới nền kinh tế thị trường như Việt Nam, hoạt động dịch vụ pháp lý (DVPL) đang đóng một vai trò hết sức quan trọng, và mặc dù chưa có số liệu chính thức, nhưng rõ ràng là nhu cầu về nhân sự cũng như thu nhập của hệ thống này khá cao. Tại sao vậy ?

  • Thứ nhất, nhu cầu về DVPL của các cá nhân là thường xuyên và trải rộng khắp tất cả các địa phương. Dân trí ở ta chưa cao, trong khi sự phát triển hệ thống pháp luật khá nhanh do đòi hỏi của xu thế hội nhập quốc tế. Điều này dẫn tới sự xuất hiện nhu cầu lớn về hỗ trợ pháp lý trong mọi mặt đời sống xã hội, từ việc đơn giản như công chứng, chứng thực, thiết kế đơn từ, đến các vụ việc như: hợp đồng trong giao dịch về tài sản; tư vấn về các quan hệ xã hội; giải quyết tranh chấp; thừa kế; nhu cầu được bảo vệ các quyền hợp pháp về tài sản, các quyền nhân thân: tên gọi, danh dự, nhân phẩm, v.v;
Chuẩn đầu ra trình độ cao đẳng dịch vụ pháp lý
Chuẩn đầu ra trình độ cao đẳng dịch vụ pháp lý
  • Thứ hai, ngày càng gia tăng nhu cầu hỗ trợ và tư vấn pháp lý cho hoạt động của doanh nghiệp. Nhìn chung, doanh nghiệp (DN) của ta hiện nay còn yếu kém về năng lực hiểu và thực hiện pháp luật, đặc biệt đối với những quy định mới. Thực tế này khiến các DN khó tiếp cận với chính sách, làm tổn hại lợi ích doanh nghiệp, thậm chí họ dễ gặp rủi ro trong kinh doanh hoặc vi phạm pháp luật do thiếu hiểu biết. Hội Nghị Trung ương lần thứ 5 vừa qua, trên cơ sở tổng kết, đánh giá thực trạng khu vực tư, đã nêu ra một trong những nguyên nhân gây yếu kém của khu vực này là từ việc thực hiện pháp luật, như: vi phạm pháp luật và cạnh tranh không lành mạnh, khó tiếp cận các cơ hội kinh doanh, nguồn lực xã hội, v.v. Với trên 612.000 DN trong cả nước (tính đến 20/4/2017), trong đó khoảng 85% là DN nhỏ và vừa, thị trường của các tổ chức DVPL rất lớn và đang thiếu hụt nguồn cung.
  • Thứ ba, các tổ chức DVPL được hoạt động độc lập trên cơ sở tuân thủ pháp luật. Hệ thống cơ quan nhà nước đang được cải tổ theo hướng chuyển giao các dịch vụ công cộng cho khối tư nhân, từ đó tạo điều kiện cho sự ra đời hàng loạt Công ty Luật, Văn phòng Luật sư, Văn phòng Công chứng, v.v, làm dịch vụ tư vấn, hỗ trợ pháp lý và các dịch vụ khác liên quan đến pháp luật trong mọi mặt của đời sống xã hội.
  • Thời gian qua, hoạt động DVPL ở nước ta đã tỏ ra rất có hiệu quả, giải quyết nhiều vụ việc, bảo vệ quyền lợi cho doanh nghiệp, cá nhân và cao hơn là giúp các tổ chức, cá nhân tiếp cận với các nguồn lực một cách hợp pháp, hợp lệ, đồng thời giúp nâng cao ý thức pháp luật trong cộng đồng.Tuy nhiên, số lượng tổ chức Dịch vụ pháp lý còn rất mỏng, chưa đáp ứng được nhu cầu đang gia tăng mạnh hiện nay. Thực tế, hầu hết các Văn phòng Công chứng, Văn phòng Luật sư, Văn phòng Thừa phát lại, hay Trung tâm Tư vấn pháp lý luôn bị dồn việc, trong khi việc tuyển dụng người khá khó khăn do ngành Dịch vụ pháp lý không chỉ yêu cầu kiến thức về pháp luật.

 

2- Triển vọng nghề Dịch vụ pháp lý ở Việt Nam đến năm 2020 và xa hơn nữa

Trong nỗ lực hoàn thiện hệ thống pháp luật của Nhà nước Việt Nam, hàng loạt Bộ Luật, Đạo Luật được sửa đổi, bổ sung; hệ thống văn bản hướng dẫn chi tiết cũng đạt khối lượng lớn, công tác đưa pháp luật vào thực tiễn cuộc sống vì thế trở nên cấp thiết. Việc cập nhật văn bản mới do đó cũng không phải dễ dàng với từng người hay từng doanh nghiệp. Đó là cơ hội cho việc mở rộng hệ thống dịch vụ pháp lý.

cao đẳng dịch vụ pháp lý, cao đẳng luật
cao đẳng dịch vụ pháp lý, cao đẳng luật

Đối với khu vực doanh nghiệp, Nghị Quyết 10 Hội Nghị Trung Ương 5 nêu ra mục tiêu: “đến năm 2020 có ít nhất 1 triệu doanh nghiệp; đến năm 2025 có hơn 1,5 triệu doanh nghiệp và đến năm 2030, có ít nhất 2 triệu doanh nghiệp”. Như vậy, nguồn khách hàng doanh nghiệp của các tổ chức dịch vụ pháp lý trở nên rất dồi dào.
Trên thực tế, chỉ tính riêng 7 tháng đầu năm 2017, số doanh nghiệp mới đăng ký đã là 72.953 DN, trong khi số doanh nghiệp gặp khó khăn phải tạm dừng hoạt động là 0 DN (//doimoidoanhnghiep.chinhphu.vn/bo-cao-doanh-nghiep.html).
Công tác dịch vụ pháp lý không chỉ dừng ở việc bảo vệ quyền của các cá nhân hay doanh nghiệp, mà còn cần thiết hướng dẫn họ thực hiện pháp luật trong điều kiện Nhà nước đang kiên quyết đưa các hoạt động kinh doanh và các quan hệ xã hội nói chung vào kỷ cương. Có thể thấy, lĩnh vực hoạt động của nghề DVPL ngày càng rộng, như Nghị Quyết 10 đã chỉ ra: “… tư vấn, hướng dẫn thủ tục thành lập doanh nghiệp, … hướng dẫn quản trị doanh nghiệp và tư vấn pháp luật”; “Hoàn thiện và bảo đảm cơ chế thực thi nghiêm minh, có hiệu quả pháp luật về hợp đồng. Nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả của các thiết chế giải quyết tranh chấp kinh tế, dân sự, trọng tâm là các hoạt động thương lượng, hòa giải, trọng tài thương mại và tòa án nhân dân các cấp, bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của người dân và doanh nghiệp”.

3- Đào tạo ngành Dịch vụ pháp lý ở Trường Cao Đẳng Công nghệ và Thương mại Hà Nội.

Học Dịch vụ pháp lý ra làm gì ?
Với mục tiêu đào tạo và cung ứng cho xã hội những cán bộ ngành Dịch vụ pháp lý trình độ cao đẳng có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp và kiến thức, kỹ năng vững vàng, Nhà trường đã trang bị một hệ thống cơ sở vật chất tốt và chương trình đào tạo tiên tiến, hướng vào nhu cầu thực của xã hội.

Tòa nhà Ký túc xá với tầng 1 là căng tin của Trường
Tòa nhà Ký túc xá với tầng 1 là căng tin của Trường
Tòa nhà hiệu bộ nhìn từ trên cao
Tòa nhà hiệu bộ nhìn từ trên cao

DSCF4760

1 góc thư viện sách
1 góc thư viện sách
Phòng học được trang bị máy chiếu và hệ thống âm thanh
Phòng học được trang bị máy chiếu và hệ thống âm thanh

 

3.1 Sinh viên được học và rèn luyện những gì ?

Đáp ứng yêu cầu của Nghề Dịch vụ Pháp lý là: vừa có kiến thức vững vàng về pháp luật, vừa có kiến thức và kỹ năng thực hiện thành thục một số chuyên môn đặc thù, Chương trình đào tạo của Trường gồm các khối kiến thức sau:
– Kiến thức về pháp luật
– Kiến thức về nghiệp vụ tư vấn, công chứng và các nghiệp vụ khác có liên quan đến pháp luật
– Kỹ năng thực hành các nghiệp vụ chuyên môn
– Kỹ năng giao tiếp trong hệ thống cơ quan công quyền, cơ quan, tổ chức
– Kỹ năng giao tiếp với khách hàng
– Kỹ năng thuyết trình, thuyết phục, tuyên truyền pháp luật
– Thực hành trên thực tế với 3 đợt chính thức trong khóa học (khoảng 5 tháng) tại các cơ quan pháp luật, tổ chức dịch vụ pháp lý; ngoài ra được tham dự một số sự kiện liên quan đến nghiệp vụ.

3.2 Sinh viên ngành dịch vụ pháp lý có thể làm ở đâu sau khi ra trường ?

Sau khi tốt nghiệp, người học có thể đảm nhận được những vị trí công tác cụ thể như:
– Nhân viên tư vấn pháp lý tại các trung tâm cung cấp dịch vụ pháp lý hoặc văn phòng luật sư, các công ty luật;
– Làm việc tại Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân các cấp;
– Cán bộ Tư pháp cấp xã, phòng Tư pháp, văn phòng các cơ quan Nhà nước;
– Nhân viên phòng Quản lý nhân sự, phòng Pháp chế của doanh nghiệp hoặc các tổ chức xã hội;
– Tư vấn pháp lý trong các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế.
– Có thể được học tập nâng cao trình độ ở bậc đại học sau đó được học các khóa đào tạo bồi dưỡng chức danh tư pháp như: luật sư, công chứng viên, chấp hành viên.

3.3. Giảng viên là ai ?

Học Dịch vụ pháp lý ở đâu ?
Ngoài những giảng viên của Trường nhiều kinh nghiệm đã từng giảng dạy luật tại các trường Đại học, Trường còn mời các chuyên gia về tư vấn pháp luật, các cán bộ của Tòa án, Viện Kiểm sát và các Viện nghiên cứu đang giảng dạy cho Học Viện tư Pháp, Học Viện Kiểm Sát, Học Viện Tòa án về các môn học tương tự của Trường.
Sinh viên được hướng dẫn thực hành bới các chuyên gia trong những công tác chuyên môn đặc thù tại các Văn phòng Luật sư, Phòng Công chứng, Văn phòng thừa phát lại, v.v
Sinh viên được tham dự một số phiên tòa hoặc một số sự kiện khác dưới sự hướng dẫn của các giảng viên và chuyên gia.
Kết luận
Sự thiếu hụt cán bộ ngành DVPL hiện nay đang là cơ hội cho những người chọn nghề này. Là một nghề đặc thù của xã hội hiện đại, cộng thêm các quan hệ riêng có của Trường, khả năng có việc với thu nhập ổn định là hoàn toàn khẳng định cho những sinh viên có kết quả học tập tốt.

[ninja_form id=5]

 

✠ chơi bài tiến lên miền nam thông báo tuyển sinh các hệ:

Tuyển sinh hệ cao đẳng chính quy

Tuyển sinh hệ Liên thông Trung cấp – Cao đẳng chính quy

Tuyển sinh hệ Trung cấp chuyên nghiệp

☞  Mọi thông tin vui lòng liên hệ :

chơi bài tiến lên miền nam

♦Trụ sở chính

Tân Lập – Đan Phượng – Hà Nội

Điện thoại | 024.3362.8666

Hotline | 0928.88.99.00 0945.88.99.00 0996.88.99.00

 

♦Cơ sở 2: Hồ Tùng Mậu

Địa chỉ: Phòng 102 nhà B số 200 Hồ Tùng Mậu, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội (Đối diện ĐH Thương Mại)

Điện thoại | 024.3767.9555

Hotline |0964.505.509

Email: [email protected]

 Website chính thức| //qentinc.com/

 Fanpage chính thức|

Bài viết liên quan