Đạo đức nghề nghiệp trong Công tác xã hội

Bất kỳ một ngành nghề cụ thể nào khi phát triển đến một trình độ nhất định, bao giờ cũng phải xây dựng cho mình những bảng tiêu chuẩn nghề nghiệp, trong đó, tiêu chuẩn đạo đức nghề  luôn được ưu tiên hàng đầu. Giống như mọi ngành nghề khác của xã hội, nghề Công tác xã hội cũng cần thiết phải xây dựng cho mình các tiêu chuẩn đạo đức riêng. Những tiêu chuẩn đạo đức này phản ánh mức độ chuyên nghiệp hóa của nghề nghiệp và thể hiện được mong muốn của xã hội đối với nghề. Các tiêu chuẩn đạo đức này có thể tồn tại ở dạng thành văn được công bố chính thức và rộng rãi trong toàn xã hội, hoặc cũng có thể tồn tại ở dưới dạng quy ước ngầm thông qua các hành vi ứng xử và sự chấp nhận trong cộng đồng.

cong-tac-xa-hoi-nhung-dieu-can-biet

Đạo đức nghề nghiệp trong công tác xã hội

Với nghề Công tác xã hội, đây là thời điểm mà vấn đề đạo đức nghề nghiệp cần phải được nhận thức một cách đầy đủ hơn bao giờ hết. Đạo đức trong Công tác xã hội hay nói cách khác, các chế định đạo đức của Công tác xã hội bao gồm một hệ thống các giá trị, nguyên tắc và một tập hợp các chuẩn mực hành vi. Ở nhiều quốc gia, các chế định đạo đức của Công tác xã hội được sắp xếp theo ba cấp độ trong các văn bản quy định. Trong đó, hệ thống các điều khoản quy định các chuẩn mực hành vi đạo đức thường được nói tới nhiều hơn cả.

Các chuẩn mực đạo đức nghề Công tác xã hội có đặc điểm chung là được trình bày trong các bản quy điều đạo đức và được phân chia theo các mối quan hệ xã hội của nhân viên xã hội bao gồm:

  • Trách nhiệm đạo đức với khách hàng
  • Trách nhiệm đạo đức với đồng nghiệp
  • Trách nhiệm đạo đức với cơ quan làm việc
  • Trách nhiệm đạo đức với vai trò là một nhà công tác xã hội chuyên nghiệp
  • Trách nhiệm đạo đức với nghề
  • Trách nhiệm đạo đức với xã hội.
Đạo đức nghề nghiệp trong Công tác xã hội
Đạo đức nghề nghiệp trong Công tác xã hội

Đối với mỗi chuẩn mực hành vi đều có những hướng dẫn và chỉ dẫn cụ thể gắn với tình huống nghề nghiệp nhất định. Bản Quy điều đạo đức của SASW gồm 40 điểm quy định; Bản Quy điều đạo đức của NASW gồm 51 lĩnh vực, tình huống với 152 hành vi được quy chuẩn; Bản Quy điều của CASW gồm 28 nguyên tắc cụ thể, không phân chia thành các phạm vi và tình huống. Có thể trích dẫn một nhóm yêu cầu cụ thể hóa những năng lực nhận thức và hành vi của nhân viên công tác xã hội đối vớ sự đa dạng văn hóa và xã hội trong bản của NASW: “Người làm công tác xã hội phải hiểu văn hóa và chức năng của nó trong cách ứng xử của con người và xã hội, và thừa nhận ưu điểm hiện hữu trong tất cả các nền văn hóa. Người làm công tác xã hội phải có một kiến thức căn bản về văn hóa của khách hàng và phải có khả năng chứng tỏ năng lực đó trong những dịch vụ nhạy cảm đối với văn hóa của khách hàng và với sự khác biệt của các nhóm người và các nhóm văn hóa. Người làm công tác xã hội phải tìm cách hiểu và học hỏi về bản chất của tính đa dạng của xã hội và tình trạng áp bức về màu da, chủng tộc giới tính, tính dục và tuổi tác, tật nguyền về tâm lý hay thể chất”

Qua những hướng dẫn về nhận thức và hành động này không chỉ giúp ích cho nhân viên Công tác xã hội mà còn giúp cho các tổ chức, cơ quan hoạt động trong lĩnh vực công tác xã hội có cơ sở để đánh giá, kiểm soát, bổ sung vào các bản nội quy của mình.

Trong Bản Quy điều đạo đức được cụ thể hóa của NASW đã chỉ rõ trách nhiệm đạo đức của người làm công tác xã hội được đặt lên hàng đầu với các tiêu chuẩn rõ ràng, cụ thể với 16 tiêu chuẩn quy định từ khi bắt đầu tiến trình làm việc cho đến khi kết thúc, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến những thỏa thuận với thân chủ, quyền bảo mật và sự mâu thuẫn về quyền lợi, cũng như những điều không được thực hiện đối với thân chủ. Đây cũng là những tiêu chuẩn cơ bản mà một nhân viên xã hội cần nắm vững trước khi hành nghề. Bao gồm: Cam kết đối với thân chủ, quyền tự quyết, thỏa thuận sau khi được giải thích; khả năng về văn hóa và tính đa dạng của xã hội; năng lực của nhân viên xã hội; mâu thuẫn về quyền lợi, đời tư và quyền bảo mật, quyền được xem hồ sơ của thân chủ; động chạm cơ thể; sách nhiễu tình dục; ngôn ngữ khiếm nhã; quy định về lệ phí; trách nhiệm đối với những thân chủ thiếu khả năng quyết định; về việc gián đoạn dịch vụ và chấm dứt dịch vụ.

Các tình huống  và các vấn đề đạo đức nghề nghiệp mà một nhân viên xã hội có thể gặp phải trong quá trình tác nghiệp của mình đều đã được bao quát trong mỗi bản quy điều đạo đức. Đây cũng sẽ là kim chỉ nam cho những phấn đấu trong nghề nghiệp của họ. Bản quy điều này còn là công cụ hữu hiệu để giám sát việc thực hành nghề nghiệp của các thành viên, là hình ảnh phản chiếu mức độ chuyên môn hóa và chuyên nghiệp hóa của nghề công tác xã hội trong hệ thống xã hội.

Tuy nhiên, Bản quy điều đạo đức nghề công tác xã hội ở một quốc gia ngoài kế thừa những giá trị, nguyên tắc và tiêu chuẩn đạo đức chung từ những quy điều đạo đức của các nước đi trước thì vẫn có những sự khác biệt trong việc sắp xếp bảng giá trị, có thể thêm giá trị này và bớt giá trị khác để phù hợp với văn hóa Việt Nam, có đặc trưng riêng, mang bản sắc công tác xã hội Việt Nam. Dù bạn có học ngành Công tác xã hội ở đâu cũng sẽ được tìm hiểu kỹ hơn về các bản quy điều đạo đức này một cách cụ thể.

☞  Mọi thông tin vui lòng liên hệ :

chơi bài tiến lên miền nam

♦Trụ sở chính

Tân Lập – Đan Phượng – Hà Nội

Điện thoại | 024.3362.8666

Hotline | 0928.88.99.00 0945.88.99.00 0996.88.99.00

 

♦Cơ sở 2: Hồ Tùng Mậu

Địa chỉ: Phòng 102 nhà B số 200 Hồ Tùng Mậu, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội (Đối diện ĐH Thương Mại)

Điện thoại | 024.3767.9555

Hotline |0964.505.509

Email: [email protected]

 Website chính thức| //qentinc.com/

✎ Fanpage chính thức|

Bạn muốn hiểu rõ hơn về ngành Công tác xã hội, tham khảo thông tin tại đây:

[ninja_form id=5]

 

Bài viết liên quan