Kế toán có rất nhiều nhóm nghề khác nhau trong đó phải nhắc đến kế toán thuế. Vậy kế toán thuế làm công việc gì? Có vất vả không?
1. Những công việc cơ bản hàng ngày của người làm kế toán thuế
Thông thường, kế toán thuế sẽ làm các công việc cơ bản như:
– Xử lí hóa đơn đầu vào, đầu ra
Việc xử lí hóa đơn đầu vào, đầu ra sẽ giúp người quản lí nắm rõ được số lượng hàng còn hay hết, lượng hàng nhập vào, xuất ra. Dựa vào số liệu này để đưa ra kế hoạch nhập lô hàng mới để đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Bên cạnh đó, người làm kế toán thuế còn phải theo dõi đầy đủ các công cụ dụng cụ cũng như số lượng tài sản mua về để từ đó tiến hành hạch toán phân bổ và trích khấu hao vào các chi phí.
Đặc biệt, công việc này cũng đòi hỏi kế toán viên phảu theo dõi công nợ với nhà sản xuất, khách hàng để có kế hoạch trả nợ, thu lợi nhuận về đúng thời hạn.
– Không chỉ xử lí hóa đơn, kế toán thuế còn đảm nhận công việc nộp thuế cho đơn vị trong trường hợp phát sinh thêm để tránh doanh nghiệp bị nộp phạt.
– Tiến hành kiểm tra các giấy tờ, sổ sách, hóa đơn để đảm bảo thông tin chính xác không bị sai lệch và bảo quản chúng cẩn thận, đúng trình tự.
2. Công việc hàng tháng dành cho kế toán thuế
Mỗi tháng, kế toán thuế sẽ phải tiến hành kê khai các loại thuế: Thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân, đảm bảo nộp đúng tờ khai hàng tháng…
Tiếp đến, nhân viên kế toán thuế cũng phải thực hiện các bút toán nhằm phân bổ công cụ dụng cụ và trích khấu hao tài sản cố định. Ngoài ra, người này cũng phải đảm nhận công tác kiểm tra hồ sơ nhân viên đồng thời tiến hành đăng ký mã số thuế cá nhân cũng như làm hợp đồng lao động.
Lưu ý, nhân viên kế toán cần sát xao trong công việc để tránh dồn việc cho ngày cuối năm vừa vất vả lại dễ mắc phải những sai sót không đáng có.
3. Công việc hàng quý
Mỗi quý, kế toán thuế cũng cần lập tờ khai cần thiết: Tờ khai thuế giá trị gia tăng, tờ khai thuế thu nhập cá nhân, báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn.
Như vậy, công việc của một kế toán thuế không đơn thuần chỉ là kê khai mà còn có rất nhiều nhiệm vụ khác đi kèm buộc bạn phải thích nghi nhanh chóng và xử lí tốt mọi việc để tránh ảnh hưởng đến hoạt động chung.
Ngoài công tác xử lí giấy tờ, đừng quên cập nhật thường xuyên các thông tư và chính sách mới được ban hành nhé.