Ngày 25/03/2010, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án 32, công nhận nghề Công tác xã hội là một nghề chuyên nghiệp của Quốc gia đồng thời đưa ra các chính sách phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2010-2020. Tuy nhiên, sau nhiều năm triển khai đề án, nhân lực ngành Công tác xã hội vẫn là một vướng mắc mà hầu hết các địa phương đang gặp phải. Bài toán nan giải đang được đặt ra cho các nhà quản lý đó chính là làm thế nào để triển khai đề án hiệu quả, cũng như nâng cao chất lượng và chuyên môn của nhân lực nghề Công tác xã hội.
Nhân lực nghề Công tác xã hội: Thiếu nhân lực đúng chuyên môn.
Theo thống kê của Bộ Lao động thương binh xã hội, năm 2010 nước ta có khoảng cả nước có hơn triệu người nghèo; 7.5 triệu người cao tuổi; 5.4 triệu người khuyết tật; 1.4 triệu trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, hơn 18.000 người nhiễm HIV; gần 170.000 người nghiện ma túy và hơn 15.000 người hoạt động mại dâm… Hiện cả nước có 500 cơ sở bảo trợ xã hội dành cho người già cô đơn, trẻ mồ côi, người khuyết tật, người nhiễm độc da cam và các trung tâm dành cho người nghiện ma túy, những người từng hành nghề mại dâm cùng nhiều đối tượng khác cần tới sự bảo vệ trợ giúp của các nhân viên công tác xã hội. Do đó, nhu cầu nhân lực nghề Công tác xã hội ở nước ta là rất lớn.
Cũng theo một thống kê khác của bộ Lao động thương binh và xã hội vào năm 2014 thì cả nước ta hiện có khoảng 35.000 người hoạt động CTXH thì chỉ có 8,5% các cán bộ, nhân viên, cộng tác viên Công tác xã hội được đào tạo đúng chuyên ngành, đa phần trong số này là cán bộ giảng dạy và làm việc ở cấp Trung ương. Con số này quá khiêm tốn so với nhu cầu mà xã hội đang cần.
Bên cạnh đó, còn một số vấn đề bất cập trong việc nâng cao chất lượng nhân lực ngành Công tác xã hội là đội ngũ cán bộ, nhân viên và cộng tác viên Công tác xã hội còn quá mỏng và chưa chuyên nghiệp. Thay vì hướng dẫn, hỗ trợ cung cấp dịch vụ công cho các đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt, nhằm giúp đỡ họ tự giải quyết các vấn đề xã hội nảy sinh thì, các hoạt động nhóm ngành này lại mang nặng tính quản lý nhà nước hơn. Chính vì vậy, nhân lực ngành Công tác xã hội rơi vào tình trạng thiếu về số lượng và yếu về chuyên môn nghiệp vụ, chưa đáp ứng được nhu cầu của đối tượng cần trợ giúp.
Gỡ rối bài toán nhân lực ngành Công tác xã hội
Để nâng cao số lượng và chất lượng nhân lực ngành Công tác xã hội, Nhà nước đã phân bổ ngân sách trung ương về các tỉnh, thành phố nhằm phục vụ cho công tác tổ chức tập huấn nâng cao năng lực, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, nhân viên Công tác xã hội, đào tạo tại chức hệ vừa học vừa làm. Tính đến năm 2014, cả nước có 30.000 cán bộ, nhân viên Công tác xã hội đã được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực; tổ chức đào tạo cho khoảng 13.000 người theo hệ vừa học vừa làm trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp; phối hợp với các địa phương để tổ chức đào tạo 135 giảng viên dạy nghề Công tác xã hội cho các trường Cao đẳng, trung cấp trong cả nước; đào tạo 4 lớp với 160 cán bộ, quản lý Công tác xã hội cấp cao…
Đồng thời, chú trọng vào công tác tuyển sinh, đào tạo sinh viên ngành Công tác xã hội trong các trường đại học, cao đẳng, trung cấp trên cả nước. Ở nước ta hiện nay có 42 trường đào tạo chính quy công tác xã hội và mỗi năm có khoảng 2.500 cử nhân công tác xã hội chính quy. Tuy nhiên, theo nhận định thì số lượng trên là chưa đủ để đáp ứng được yêu cầu xã hội, còn quá ít trong khi nhu cầu thực tế về nguồn nhân lực là rất lớn.
Với một người có nhiều năm làm công tác bảo trợ xã hội ở Bộ Lao động, thương binh và Xã hội (LĐTB&XH), Tiến sỹ Nguyễn Hải Hữu – Cục trưởng Cục Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em cho rằng cần xác định rõ vị trí làm việc và tiêu chuẩn hoá một số chức danh cán bộ làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em, cán bộ làm công tác bảo trợ xã hội thuộc khối cơ quan nhà nước từ Trung ương đến địa phương; một số chức danh ở các cơ sở cung cấp dịch vụ Công tác xã hội, một số tổ chức đoàn thể xã hội, tổ chức phi chính phủ có liên quan đến cung cấp dịch vụ Công tác xã hội phải đạt trình độ đào tạo đại học hoặc cao đẳng công tác xã hội. Trong công tác tuyển dụng phải luôn ưu tiên những người được đào tạo bài bản có trình độ đại học, cao đẳng về công tác xã hội vào các cơ quan quản lý nhà nước ở các cấp, ngành, cơ sở cung cấp dịch vụ Công tác xã hội, để họ có cơ hội sử dụng những kiến thức đã học vào thực tế công tác. Tránh tình trạng, học một nghề làm một nghề, người có chuyên môn lại không thể chen chân, gây lãng phí.
Liên hệ và nộp hồ sơ ĐKXT học ngành Công tác xã hội tại Hà nội
♦Trụ sở chính
Tân Lập – Đan Phượng – Hà Nội
Điện thoại | 024.3362.8666
Hotline | 0928.88.99.00 | 0945.88.99.00 | 0996.88.99.00
♦Cơ sở 2: Hồ Tùng Mậu
Địa chỉ: Phòng 102 nhà B số 200 Hồ Tùng Mậu, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội (Đối diện ĐH Thương Mại)
Điện thoại | 024.3767.9555
Hotline |0964.505.509
Email: [email protected]
✎ Website chính thức| //qentinc.com/
✎ Fanpage chính thức|
ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN chơi bài tiến lên miền nam
[ninja_form id=5]Tìm hiểu chi tiết hơn về ngành Công tác xã hội tại đây:
- Học ngành Công tác xã hội sẽ làm việc ở đâu ?
- Cơ hội việc làm của ngành Công tác xã hội ?
- Có nên học ngành Công tác xã hội ?
- Những ai phù hợp với ngành Công tác xã hội ?
- Học phí ngành Công tác xã hội là bao nhiêu ?
- Điểm chuẩn xét tuyển ngành Công tác xã hội
- Tuyển sinh Cao đẳng Công tác xã hội
- Học ngành Công tác xã hội ra trường làm gì ?
- Quá trình phát triển ngành CTXH
- Những phẩm chất cần có của cán bộ CTXH ?